GIẢI PHÁP PHỤC HỒI VƯỜN CÂY ĂN TRÁI SAU THU HOẠCH

Trong giai đoạn sinh sản, hầu hết cây trồng đều dành phần lớn dinh dưỡng của mình cho việc nuôi trái. Do vậy, sau khi sinh sản (sau thu hoạch) cây dễ bị suy yếu và gần như kiệt quệ. Nếu cây trồng không được chăm bón, phục hồi kĩ lưỡng ở giai đoạn này có thể dẫn đến tình trạng hoa ít hình thành ở vụ sau hoặc thậm chí cách vài năm cây mới ra hoa một lần. Tình trạng này đặc biệt thường diễn ra ở cây ăn trái, gây ảnh hưởng to lớn đến năng suất nông sản.
19/09/2022 433 lượt xem

1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Giai đoạn phát triển

Đặc điểm cực kỳ dễ nhận thấy ở giai đoạn này là các bộ phận trên mặt đất (gồm thân, lá) phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Sự hấp thụ nước, muối khoáng, phân bón của rễ cây từ đất trồng trở thành nguồn dinh dưỡng nuôi sống cây.

Giai đoạn sinh sản

Đây là giai đoạn sinh trưởng mang tính bước ngoặc của cây trồng bởi cây hình thành các cơ quan và chức năng sinh sản. Đặc biệt chức năng quan trọng như ra hoa, đậu quả và hạt giúp duy trì nòi giống và tạo ra năng suất chất lượng cho bà con nông dân.

Giai đoạn sau sinh sản (Giai đoạn sau thu hoạch)

Trong giai đoạn sinh sản, hầu hết cây trồng đều dành phần lớn dinh dưỡng của mình cho việc nuôi trái. Do vậy, sau khi sinh sản cây dễ bị suy yếu và gần như kiệt quệ.

Nếu cây trồng không được chăm bón, phục hồi kĩ lưỡng ở giai đoạn này có thể dẫn đến tình trạng hoa ít hình thành ở vụ sau hoặc thậm chí cách vài năm cây mới ra hoa một lần. Tình trạng này đặc biệt thường diễn ra ở cây ăn trái, gây ảnh hưởng to lớn đến năng suất nông sản.

2. Cách phục hồi cây trồng sau sinh sản (sau thu hoạch)

Vườn cây bị suy yếu cần được chăm sóc đúng cách để cây mau hồi phục, chuẩn bị cho vụ trái tiếp theo đạt kết quả tốt, năng suất cao. Các công việc cần chú ý như sau:

  • Làm cỏ, dọn vệ sinh trong vườn sau khi thu hoạch để tránh cư trú cho các loài sâu bệnh xâm nhập
  • Thăm vườn thường xuyên để phòng ngừa và theo dõi những loài sâu bệnh: rệp sáp, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, nấm bệnh hại cành và lá…
  • Cây phải được tỉa cành để kích thích cây ra chồi mới, giúp tán cây thông thoáng, nhận đầy đủ ánh sáng và gió
  • Tỉa cành kết hợp với sửa tán khi cành quá dài hay quá cao hoặc tán cây quá lớn thiếu cân đối. Nguyên tắc: Cắt bỏ tối đa không quá 25% số cành trong tán
  • Việc xới đất cho cây cũng cần được thực hiện để tạo độ thông thoáng và cung cấp thêm oxy cho đất
  • Bón phân

3. Các loại phân bón cho cây trồng sau thu hoạch được chúng tôi khuyến nghị·

Để cây trồng được nhanh chóng phục hồi và cho năng suất cao trong vụ mùa tiếp theo, bà con cần phải biết bón phân một cách hợp lý.

Bón gốc: Trộn 3-5kg phân bón Humix – Key plus với phân chuồng (trong phân chuồng có rất nhiều vi sinh vật, những vi sinh vật này hoạt động biến urê thành dạng đạm dễ tiêu, lân khó tiêu thành lân dễ tiêu) để bón gốc. Giúp kích thích bộ rễ, phục hồi cực nhanh bộ rễ cây sau thu hoạch, cải tạo đất và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cây.

Phun: Pha 20g sản phẩm Miratro 33-11-11 với 16 lít nước (250g/ phuy 200 lít nước). Phun 1 lần sau khi thu hoạch, dưỡng cành, lá trước khi trổ hoa. Phun định kỳ 10 ngày/ lần, phun lần cuối vào lúc trước khi thu hoạch 10 ngày. Giúp kích thích nhú đọt nhanh, mầm mập, lá to – xanh, nở bụi - mượt lá.

Miratro 33-11-11 có tỷ lệ đạm cao, chiếm tới 33% phù hợp với giai đoạn kích chồi,

nuôi lá cho cây trồng sau thu hoạch

Để đạt hiệu quả cao trong phòng ngừa sâu bệnh, đặc biệt là nhện đỏ, sâu vẽ bùa ở cây ăn trái họ cam, bưởi, quýt,… bà con nên phun kết hợp với sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật như Nhện Chúa, Unimectin.

Trên đây là chia sẻ các kinh nghiệm cần thiết chăm sóc vườn cây ăn trái sau thu hoạch, góp  phần quyết định đến năng suất và chất lượng quả cho vụ mùa tiếp theo, bà con nên thực hiện đúng các biện pháp chăm sóc cây sau thu hoạch để mang lại hiệu quả cao.

 

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH BAC A&E

Địa chỉ: 300 đường 19/4, phường Xuân An, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Hotline/ Zalo CSKH: 0828 518 678

Email: bacanhem@gmail.com

Bài viết liên quanXem tất cả
Top
X